Xung đột Ukraine - Russia: Cuộc chiến Phi nghĩa hay Chính nghĩa
Vào ngày 24 tháng 2 năm 2022, Nga tiến hành cuộc tấn công quân sự quy mô lớn vào Ukraine, đánh dấu sự leo thang đến chóng mặt quan hệ giữa 2 quốc gia này kể từ năm 2014, làm hàng triệu người dân Ukraine phải di cư và tạo nên cuộc khủng hoảng người tị nạn (Refugee crisis) lớn nhất ở Châu Âu sau thế chiến II. Vậy lý do gì đã khiến Putin đưa quân xâm lược Putin, và liệu những gì báo chí Nga khẳng định có phải là sự thật?
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Sau khi Liên Xô tan rã vào năm 1991, tuy dành được độc lập nhưng Ukraine đã vẫn bị Nga chi phối và gây ảnh hưởng do chính quyền thân Nga. Thế nhưng bước ngoặc rất lớn đã diễn ra vào năm 2008, khi Ukraine có thể trở thành một thành viên của khối trong tương lai.
Và chắc chắn là Putin không hề hài lòng về việc này vì nếu Ukraine ngả về phương Tây thì Nga. Vì vậy, năm 2013, Nga đã thông qua gói tài trợ 15 tỷ USD cho Ukraine để phát triển quốc gia, đổi lại chính phủ Ukraine phải từ bỏ hợp tác với EU và quay sang chơi với Nga. Vào đầu năm 2014, chính quyền Yanukovych bất ngờ quay đầu và quyết định không ký hiệp định thương mại tự do với EU, ngay lập tức các cuộc biểu tình lớn của người dân Ukraine xảy ra khiến Yanukovych bị lật đổ.
Lập tức Nga sáp nhập Crimea, còn hai khu vực ở Donbass phía đông Ukraine kế bên Nga cũng đòi ly khai. Kể từ thời điểm này, khi ông Zelensky được bầu làm Tổng thống thì Ukraine nghiêng hẳn về phương Tây.
Tháng 1/2021, ông Zelensky kêu gọi Tổng thống Biden kết nạp nước mình vào NATO. Nga lập tức đáp trả bằng cách dồn quân tới biên giới hai nước, và cuối cùng là cuộc chiến như hiện nay mà trước đó hầu hết mọi người không ai ngờ tới.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Cùng với những căng thẳng về việc gia nhập thành viên NATO, Putin cũng đã cáo buộc chính quyền Ukraine là chính quyền phát xít và tuyên bố sẽ phi phát xít hóa, phi quân sự hóa Ukraine để bảo đảm an ninh và quyền lợi của Nga, và đó là các lý do chính mà Putin đã đưa ra về những động cơ của cuộc chiến tranh xâm lược mà ông gọi nó là "chiến dịch quân sự đặc biệt".
Nói một cách rõ ràng, Ukraine không phải là một quốc gia có chính phủ phát xít, và cái mà Putin đang ám chỉ đó là Tiểu đoàn Azov, một nhóm lực lượng vũ trang tình nguyện nhỏ theo chủ nghĩa tân phát xít trong quân đội Ukraine; cho nên không thể lấy một tiểu đoàn khoảng vài trăm người để đại diện cho tư tưởng của cả một quốc gia. Đồng thời, tổng thống Zelensky là người Do Thái, và ông tự hào về người ông nội của mình vì đã chiến đấu chống lại quân đội của Hitler.
Vậy, rốt cuộc điều gì đã khiến cho Putin hành động một cách ngang ngược như vậy?
Có rất nhiều ý kiến về vấn đề này nhưng để tóm lại ngắn gọn thì tất cả đều là do sự ảo tưởng cũng như tham vọng của Putin về việc khôi phục đế chế Nga đã tàn từ 20 năm trước. Ông khẳng định Ukraine chỉ là một nước láng giềng và là một phần không thể thiếu đối với Nga, cả 2 đều cùng chia sẻ chung một nền văn hóa, con người; do đó điều là tất yếu khi Nga đưa quân sang để bảo người dân Ukraine cũng như người dân Nga khỏi những cuộc "thảm sát" và chế độ "tàn bạo" của tổng thống Zelensky.
Lý do thứ hai đó là về tiềm năng khoáng sản của Ukraine. Nga từ lâu nay đã muốn giảm sự phụ thuộc vào Ukraine khi mà các đường ống dẫn khí đốt đi Châu Âu đều đi qua lãnh thổ của Ukraine (do hàng năm phải trả cho Ukraine một khoảng tiền hoa hồng). Để làm được điều đó, Nga đã ấp ủ để triển khai dự án Nord Stream và South Stream để thay thế những đường ống đó
Đến năm 2012, một số nhà nghiên cứu địa chất phát hiện thấy nhiều bọng dầu chưa được khai thác ở Biển Đen, nằm gọn trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Ukraine và bán đảo Crimea, với trữ lượng ước tính lên đến 2 ngàn tỷ mét khối. Trên đất liền, sự phát triển của công nghệ khai thác dầu đá phiến cũng mở ra tiềm năng khai thác khoáng sản cực kỳ to lớn cho Kiev. Ngủ yên dưới địa phận Kharkiv, Donetsk ở phía Đông và Lviv, Ternopil ở phía Tây Ukraine là những mỏ dầu đá phiến màu mỡ.
Chính vì tiềm năng khoáng sản rất lớn của Ukraine mà phần nào có khả năng đe dọa vị trí số một của Nga về năng lượng, điều đó đã lý giải được vì sao Moscow lại tài trợ cho những nhóm phiến quân ở miền Đông Ukraine để ly khai và rồi sáp nhập vào Nga.
Việc xâm lược và sáp nhập bán đảo Crimea cũng vậy. Lý do ai cũng biết là Nga muốn giành được kiểm soát cảng biển nước sâu không bị đóng băng vào mùa đông ở thành phố cảng Sevastopol để có được lợi thế về địa chính trị, tuy nhiên sâu bên trong chính là âm mưu kiểm soát đặc quyền kinh tế trên biển Đen quanh Crimea để có thể độc quyền khai thác tài nguyên khoáng sản ở đây.
Kết
Dù thế nào, chiến tranh là điều đáng phải lên án vì cuối cùng những người lính bị bắt ra trần và những người dân vô tội vẫn sẽ là nạn nhân. Các nhà lãnh đạo chính trị khôn ngoan sẽ thừa khả năng để giải quyết bất đồng một cách hòa bình, và hòa bình mới là khát vọng chung của người dân Nga, người dân Ukraine và toàn thể nhân loại.
Reference:
https://www.facebook.com/MichaelVu9000/posts/4464833660289088
https://en.wikipedia.org/wiki/2022_Russian_invasion_of_Ukraine
https://www.vox.com/2022/2/23/22948534/russia-ukraine-war-putin-explosions-invasion-explained
Comments
Post a Comment